7+ CÁCH XỬ LÝ XE MẤT PHANH KHI Ở TỐC ĐỘ CAO, ĐỔ ĐÈO AN TOÀN NHẤT!!!

   07-12-2023

Sự cố khi xe mất phanh có thể gây nên nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe và thiệt hại vật chất nghiêm trọng trong quá trình xe vận hành. Vì vậy, việc nắm rõ sự cố và cách xử lý là điều mà ai sở hữu xế hộp cũng cần phải biết.

Nhận biết dấu hiệu ô tô bị mất phanh 
Khi điều khiển xe ô tô, sẽ có những dấu hiệu cảnh báo tình trạng xe bị mất phanh. Người lái có thể nhận biết qua một số dấu hiệu cụ thể sau: 
 
Cảm giác nặng khi đạp phanh xe
Xuất hiện tình trạng bó phanh
Phanh xe ô tô bị lệch
Có tiếng kêu lạ phát ra khi phanh xe
Đạp phanh liên tục nhưng xe ô tô không dừng lại…
Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu này, bạn cần phải lưu ý để kiểm tra phanh kịp thời. Điều này sẽ đảm bảo phanh luôn hoạt động ổn định và hạn chế những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra do sự cố ở phanh xe.
 
Nguyên nhân khiến xe mất phanh 
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng xe ô tô mất phanh. Đây là điều nhiều chủ phương tiện khi điều khiển xe ô tô vẫn chưa nắm rõ. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản bạn cần phải biết gồm:
 
Áp suất dầu phanh bị mất: Hoạt động của phanh ô tô sẽ nhờ vào áp suất của thủy lực bên trong. Khi dầu phanh bị rò rỉ sẽ khiến áp suất mất đi và hiệu quả giảm tốc của phanh không được ổn định.
Thói quen xấu từ người lái: Nhiều người thường có thói quen đạp phanh xe liên tục với thời gian dài khiến phanh xe bị cháy hay bó cứng. Kết quả là việc đạp phanh khi cần thiết không thể thực hiện được.
Đường ống dẫn dầu phanh có không khí đi vào: Nguyên nhân này khiến đường ống bị tắc nghẽn, áp suất không đủ khiến phanh không thể vận hành đúng kỹ thuật.
Xy lanh chính bị sự cố: Điều này sẽ khiến dầu phanh bị mất áp suất và phanh không hoạt động đúng công năng.
Lỗi ở phanh ABS: Hệ thống này giúp xe chống bó cứng phanh và đảm bảo xe được an toàn khi cần phanh gấp. Nếu ABS bị lỗi sẽ khiến van nạp/xả không thực hiện được việc đóng/mở và làm cho xe mất phanh.
8 Cách xử lý khi xe mất phanh an toàn hiệu quả
Khi xe bị mất phanh phải làm sao? Trong tình huống nguy cấp này, cần xử lý thế nào để đảm bảo an toàn cho người trên xe. . Đặc biệt, trường hợp xe mất phanh khi đổ đèo hay leo dốc càng khiến người lái mất bình tĩnh hơn. Nếu sự cố này xảy ra, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau:
 
Cách 1: Bình tĩnh khi xe mất thắng
Cách xử lý khi xe mất phanh đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ bình tĩnh. Việc giữ cho mình “cái đầu lạnh” sẽ giúp bạn biết cần phải thao tác như thế nào để khắc phục sự cố này. Nếu bạn cuống lên có thể sẽ làm mất thời điểm “vàng” để xử lý sự cố mất phanh xe.
Cách 2: Dùng phanh tay
Nếu trường hợp xe mất phanh chân thì bạn có thể sử dụng phanh tay để khắc phục sự cố. Trên thực tế, hệ thống phanh tay được thiết kế cho trường hợp xe đã dừng hẳn nhưng nếu gặp sự cố khẩn cấp này bạn có thể dùng phanh tay để tạo ra một lực hãm giúp tốc độ xe chậm lại.
Lưu ý, cách xử lý này chỉ nên áp dụng khi xe đang chạy ở tốc độ thấp. Nếu ở tốc độ cao mà dùng phanh tay rất dễ khiến bánh xe bị khóa hay mất độ bám hoặc trượt dài ở trên đường. Điều này có thể khiến xe bị mất lái hay bị văng ra vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu dùng phanh tay cũng không được dùng lực quá mạnh hay kéo phanh quá nhanh. Bạn nên thực hiện động tác vừa phanh vừa nhả. Nếu thấy xe có tình trạng mất lái thì cần thả phanh tay ra ngay.
 
Cách 3: Bật đèn thông báo khẩn cấp
Thao tác này cần thực hiện ngay khi bạn nhận thấy dấu hiệu xe mất phanh. Bạn cần bật đèn báo khẩn cấp và nháy đèn pha kết hợp dùng còi đề báo tới các phương tiện lưu thông phía trường nhường đường. Cách này có thể giúp hạn chế tối đa sự cố va chạm đáng tiếc với người hay phương tiện đi trước.
Cách 4: Không tắt máy xe
Nếu xe mất phanh khi đổ đèo hay đang đi đường trường, bạn tuyệt đối không được tắt máy xe. Bởi hành động này sẽ không giúp xe dừng lại mà nó còn khiến xe bị mất tính năng trợ lực lái. Việc điều khiển xe để tránh những chướng ngại phía trước cũng sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, việc bạn tắt máy xe cũng khiến phương tiện không thể bị hãm bởi hộp số và động cơ. Lúc này, theo lực quán tính thì xe sẽ chạy tự do khiến nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn.
Cách 5: Đạp phanh liên tục
Bạn có thể đạp nhồi phanh liên tục để xử lý sự cố xe bị mất phanh. Bởi nhiều trường hợp mất phanh chỉ do áp suất dầu phanh bị mất. Nếu là nguyên nhân này thì việc bạn đạp phanh liên tục sẽ giúp phanh lấy lại áp suất và hoạt động bình thường.
Cách 6: Giảm chân ga
Nếu xe ô tô bị mất phanh thì bạn không thể dùng chân phanh để kiểm soát tốc độ của xe. Do đó, với trường hợp này thì bạn nên nhả hoặc giảm chân ga. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể dùng ở đường thông thoáng, bằng phẳng.
Nếu bạn nhả hay giảm chân ga trong điều kiện đường dốc hay có người, phương tiện đông đúc sẽ khiến nguy cơ va chạm cao hơn. Lưu ý, trong trường hợp xe bị mất phanh khi chế độ Cruise Control (ga tự động) đang bật thì bạn nên tắt chế độ này mới giảm hay tắt chân ga.
 
Cách 7: Đưa xe về số thấp
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là cách xử lý khi xe mất phanh có tính an toàn và hiệu quả rất cao. Nếu xe sử dụng hộp số tự động thì bạn chỉ cần thực hiện thao tác chuyển xe qua chế độ bán tự động hoặc về lẫy chuyển số ở trên vô lăng. Trường hợp xe dùng hộp số sàn thì chỉ cần chuyển cần số qua số 1 hay số 2 là được.
Cách 8: Chủ động thực hiện va chạm để xe dừng lại
Khi xe mất phanh ở các đoạn đường vắng, bạn có thể chủ động đánh lái về hướng đường gồ ghề, có nhiều sỏi đá để xe tự giảm tốc độ theo quán tính. Thao tác này có thể kết hợp với việc đánh võng xe sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Trong trường hợp đường bằng phẳng và bạn nhận thấy nguy cơ va chạm với phương tiện hay người khác thì nên chủ động đánh lái xe đâm vào 1 vật cản nào trên đường. Điển hình như: bụi cây, dải phân cách hay lao xe xuống bên đường (nếu chiều cao không quá lớn).
 
Cách hạn chế rủi ro xe ô tô mất phanh
Để hạn chế tình trạng xe mất phanh trong quá trình sử dụng ô tô, bạn nên chú ý kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các sự cố hư hỏng ở phanh để khắc phục kịp thời. Nguy cơ xe bị mất phanh cũng sẽ được hạn chế tối đa nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen đạp phanh liên tục hay nhấn giữ phanh xe thời gian dài. Điều này sẽ giúp hệ thống phanh không bị bó cứng hay không bị cháy. Việc dừng xe khi cần cũng sẽ đảm bảo kết quả tốt nhất.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc chọn mua xe có hệ thống phanh hiện đại. Đặc điểm này sẽ đảm bảo xe có thêm “trợ thủ” giúp sự cố mất phanh được hạn chế đến mức thấp nhất. Tính an toàn khi vận hành xe sẽ lý tưởng hơn.

Bài viết liên quan

REM 8 của Double Coin mang lại khả năng di chuyển êm ái, ổn định cho cần cẩu

Nếu bạn sống ở một trong những khu vực tàu điện ngầm hàng đầu của đất nước, sự hiện diện của cần cẩu hiện ra lờ mờ trên cảnh quan đô thị là một cảnh tượng...

Ngành công nghiệp lốp xe OTR đang phát triển mạnh mẽ

Theo tạp chí Tire Business, thị trường lốp xe địa hình (OTR) và lốp xe chuyên dụng đang có nhu cầu cao đối với các sản phẩm của hãng, mặc...

Weller cung cấp thông tin chi tiết về ngành lốp xe thương mại

Tạp chí Tire Business đã ngồi lại với Walt Weller để thảo luận về triển vọng lốp xe thương mại trong thời gian còn lại của năm và cách Double Coin...

Mùa hè đang nóng lên, hãy lập kế hoạch cho mùa đông ngay bây giờ

Mặt trời đang chiếu sáng, tiếng chim hót líu lo và mùi thơm của những người hàng xóm nướng bánh mì kẹp thịt trên vỉ nướng...

Hoạt động khoan dầu đang tăng, RLB800 của Double Coin đã sẵn sàng phục vụ

Số lượng giàn khoan quay thăm dò dầu và khí đốt tự nhiên và các giếng đang phát triển ở Bắc Mỹ đang tăng đều đặn.

Sử dụng lốp xe như thế nào là hiệu quả nhất?

Lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng của một chiếc xe, có tác động đến hiệu suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu và độ an toàn khi...

Double Coin Thailand - Lốp xe tải hiểu quả nhất.

Có nhiều lý do mà chủ xe tải chọn lốp xe Double Coin cho các phương tiện của mình.

Lốp xe Công Trình - OTR Double Coin Thailand.

 Lốp OTR được thiết kế để chịu đựng các điều kiện vận hành khắc nghiệt trên các công trình...

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn